PBSV

Kính gửi quý khách hàng và các đối tác

Theo hướng dẫn của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước và hai sở, Công Ty CP Chứng Khoán Việt Nam xin thông báo lịch nghỉ giao dịch dịp tết dương lịch năm 2016 như sau:

- Nghỉ giao dịch ngày: 01/01/2016.

- Ngay giao dịch trở lại: 04/01/2016.

Trân trọng thông báo để quý khách hàng và các đối tác được biết.

Số liệu của Tổng cục thống kê cũng cho thấy, trong năm 2015 có 814 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 7,18 tỷ USD.

Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước.

Cũng theo Tổng cục thống kê, trong năm 2015, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đăng ký. Tiếp đến là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; ngành kinh doanh bất động sản…

Trong năm 2015, cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong năm 2015. Trong đó, dẫn đầu là TP.HCM; tiếp đến là Trà Vinh; Bình Dương; Đồng Nai; Hà Nội; Hải Phòng; Tây Ninh…

Số liệu Tổng cục thống kê cũng cho thấy, trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam năm 2015, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2678,5 triệu USD, chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Malaysia; Nhật Bản; Vương quốc Anh; Singapore; Đài Loan…

Nguồn : vnmedia.vn
LỊCH SỰ KIỆN - TIN DOANH NGHIỆP
 

MÃ CK

NGÀY GDKHQ

TỈ LỆ

GIÁ TC

 

GIÁ KHÓP

THAY ĐỔI

APP

29/12/2015

5%

11.5

 

11.5 (0)

0%

CNG

29/12/2015

15%

30

 

30 (0)

0%

PJT

29/12/2015

8%

10

 

10.2 (0.2)

2%

QHD

29/12/2015

25%

47

 

47 (0)

0%

SED

29/12/2015

16%

17.4

 

18.9 (1.5)

8.6%

VCM

29/12/2015

15%

9.5

 

9.5 (0)

0%

VMC

29/12/2015

10%

23.1

 

23.1 (0)

0%

DSN

30/12/2015

36%

81.5

 

83 (1.5)

1.8%

PNJ

30/12/2015

5%

43.4

 

44 (0.6)

1.4%

DAD

31/12/2015

17%

18.3

 

18.5 (0.2)

1.1%

 

Nguồn : cophieu68.vn

Một nguồn tin của VnExpress cho biết, từ năm 2016, tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ không cố định trong một thời gian mà có thể "trườn bò, lên xuống" liên tục theo ngày. Thông tin này thực tế cũng dần được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đề cập trong các cuộc họp chính thức gần đây.

Tại cuộc họp báo cuối năm, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng hé lộ ngắn gọn: "Tỷ giá năm 2016 sẽ được điều hành theo cơ chế mới linh hoạt hơn". Sau đó, tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng sáng 27/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đề cập với lãnh đạo các ngân hàng thương mại về khả năng năm 2016 tỷ giá sẽ được điều hành theo cơ chế, chính sách mới. Cụ thể, tỷ giá thay vì được ghìm chặt trong một thời gian dài như vừa qua sẽ được điều chỉnh lên xuống theo ngày để sát với thị trường và tránh đầu cơ.

Ngay sau tuyên bố này, chiều cùng ngày, Vụ chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp với các nhà băng lớn trên thị trường về cơ chế điều hành tỷ giá mới từ năm 2016. Sau cuộc họp này, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các nhà băng cũng rời mức kịch trần sau hơn một tuần neo cao ở 22.547 đồng một đôla. Đến sáng nay 28/12, tỷ giá tiếp tục giảm thêm 30 đồng khi mỗi đôla được các nhà băng mua bán ở 22.440-22.510 đồng.

Năm 2015, nhà điều hành đã có 4 quyết định điều chỉnh tỷ giá, trong đó 2 lần nới biên độ và 2 lần tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tính tổng cộng, VND mất giá 5% so với đầu năm. Bên cạnh đó, trần lãi suất gửi đôla liên tục được cơ quan này giảm và đến cuối năm chỉ còn 0% với mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

Theo Ngân hàng Nhà nước, cung - cầu ngoại tệ trên thị trường không căng thẳng nhưng chính tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân đã đẩy tỷ giá lên kịch trần trong thời gian vừa qua .

Nguồn : VnExpress
LỊCH SỰ KIỆN - TIN DOANH NGHIỆP
 

 

MÃ CK

NGÀY GDKHQ

TỈ LỆ

GIÁ TC

 

GIÁ KHÓP

THAY ĐỔI

DHT

08/12/2015

20%

32.7

 

33.8 (1.1)

3.4%

SRC

08/12/2015

15%

36.4

 

35.6 (-0.8)

-2.2%

LAS

09/12/2015

15%

30.1

 

29.8 (-0.3)

-1.0%

TCT

09/12/2015

15%

51.9

 

52.5 (0.6)

1.2%

TIX

09/12/2015

10%

24

 

24 (0)

0%

VAF

09/12/2015

10%

16.5

 

16.5 (0)

0%

VCS

09/12/2015

20%

75

 

74 (-1)

-1.3%

ALT

10/12/2015

100/6

16.2

 

16.2 (0)

0%

NTL

10/12/2015

10%

14.5

 

14.2 (-0.3)

-2.1%

KBE

11/12/2015

10%

11.5

 

11.5 (0)

0%

 

Nguồn : cophieu68.vn

 Càng về cuối năm, những dự báo về xu hướng lãi suất cho năm tới càng sôi động. Đa phần các chuyên gia kinh tế đều cho rằng lãi suất sẽ tăng vào năm sau, nhưng trong ngắn hạn, lãi suất được dự báo sẽ vẫn ổn định.

Ở kịch bản tích cực, việc duy trì chỉ số lạm phát cơ bản thấp như hiện tại chỉ tương đương khoảng 2% (đã loại bỏ các yếu tố giảm của lương thực và năng lượng) và giữ nguyên tuyên bố không giảm giá tiền đồng thêm sẽ giúp lãi suất diễn biến đi ngang và không tăng đột biến.

Nếu đặt cạnh các yếu tố vĩ mô khác trên thế giới, lãi suất thậm chí có thể đi lùi chút ít nếu nhân dân tệ không bị phá giá thêm và FED duy trì lãi suất ổn định như hiện tại. Theo mục tiêu của Chính phủ, năm 2016 sẽ duy trì mức tăng trưởng GDP khoảng 6,7%, lạm phát khoảng 5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Như vậy, trong ngắn hạn, kịch bản tích cực này hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Cũng cần nói thêm, trong 2 tháng vừa qua có sự chuyển dịch đi lên của lãi suất mà nguyên nhân chính là sự cạnh tranh trong huy động giữa các ngân hàng thương mại nhiều hơn là do tác động của các yếu tố vĩ mô. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào do lượng trái phiếu đến hạn nhiều, cùng với đó là tác động của Nghị định 78 của Quốc hội về việc chỉ phát hành các trái phiếu có kỳ hạn dài từ 5 năm. Điều này khiến cho các tổ chức tín dụng tập trung một phần luồng vốn vào đầu tư tín phiếu kho bạc ngắn hạn thay vì trái phiếu như những năm trước. Một phần luồng tiền được đưa vào tín dụng. Theo số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm nay của toàn hệ thống ngân hàng là 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm cũng tăng đến 10,78%.

Ở một kịch bản khác, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên kinh tế vĩ mô, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, lại nghiêng về chiều hướng đi lên của lãi suất tín dụng trong năm 2016. Theo ông, đáng lưu ý là tín dụng trực tiếp cho sản xuất chiếm 55% tổng lượng tín dụng mới của hệ thống ngân hàng. Tổng tài sản toàn hệ thống chỉ tăng 3,7% tính từ đầu năm và tiền gửi cá nhân tăng đến 11,6% trong 8 tháng đầu năm. Sức khỏe tài chính của khu vực doanh nghiệp được cải thiện đáng kể khi lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng từ tổ chức tăng 2,3% so với cùng kỳ.

Diễn biến các số liệu vĩ mô khác cho thấy thực tế đang nghiêng về kịch bản tiến lên của lãi suất. Vấn đề rõ nét nhất chính là sự phục hồi của nền kinh tế kéo theo nhu cầu lớn về nguồn tiền để đưa vào hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng. Trong 9 tháng đầu năm, hàng loạt chỉ số vĩ mô đều diễn biến tăng như GDP tăng 6,5%, chỉ số điện sản xuất tăng 12,3%, công nghiệp chế biến tăng 10,2% và tổng mức bán lẻ tăng 9,1%. Hai thông số đáng chú ý và khả quan nhất chính là xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng lần lượt là 14% và 21,4% khi loại bỏ yếu tố giá. Rõ ràng, khi dùng phương pháp bình quân di động, cho thấy áp lực lên tăng trưởng tín dụng. 

Tăng trưởng GDP của khu vực sản xuất

Theo phân tích của ANZ- Roy Morgan, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam đứng ở mức vững mạnh, xếp trên cả Singapore và Ấn Độ. Chỉ số PMI cao cũng cho thấy tăng trưởng sản xuất công nghiệp chế biến của Việt Nam vượt trội hơn các nước trong khu vực. Số liệu tăng trưởng về phía tổng cầu cũng cho thấy Việt Nam đang quay lại mô hình tăng trưởng cũ, tức ưu tiên tăng trưởng GDP bằng cách đẩy mạnh tăng lượng cung tiền và sử dụng luồng vốn FDI để tăng cường đầu tư, kích thích tăng trưởng, bù thâm hụt ngân sách.

“FED đã kéo dài chính sách lãi suất 0% từ năm 2008. Cân nhắc tăng lãi suất là chắc chắn. Chúng tôi chỉ đang xem xét về vấn đề thời điểm”, Phó Chủ tịch FED, ông Stanley Fischer, trả lời phỏng vấn hãng tin CNN tại Lima, Peru bên lề cuộc gặp thượng đỉnh G20 mới đây.

Một khi FED tăng lãi suất, hiệu ứng đầu tiên là dòng vốn gián tiếp sẽ chảy ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Anh Tuấn, con số thất thoát này sẽ không đáng ngại, vì ngay kể cả khi FED tăng lãi suất thì lợi suất sinh lời của các tài sản tại Việt Nam vẫn đủ duy trì mức hấp dẫn đối với dòng vốn gián tiếp đang nằm trong nước. Kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán, trái phiếu chính phủ tại Việt Nam vẫn đang được giới đầu tư đánh giá mang lại lãi suất sinh lời hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

“Điều đáng lo nhất là dòng vốn đầu tư gián tiếp dự kiến sẽ đổ vào Việt Nam giảm một khi đồng USD mạnh lên”, ông Anh Tuấn nhận định. Một khi dòng vốn đổ vào giảm sẽ ngay lập tức gây áp lực lên lượng cung tiền. Hiện tại, cơ quan quản lý vẫn đang thận trọng với chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm mục tiêu duy trì chính sách tỉ giá. Điều này dẫn đến hệ quả là chính sách tỉ giá đã “trói” chính sách lãi suất. Trong những năm trước, tốc độ tăng cung tiền ra nền kinh tế Việt Nam trung bình là 16%/năm. Đây là “năng lượng” để tạo tác động tích cực lên các hoạt động của nền kinh tế. Các ngân hàng thông qua việc tăng trưởng tín dụng của mình đã dẫn dắt dòng vốn đi sâu vào từng khu vực kinh tế như công nghiệp khai thác, cơ sở hạ tầng xây dựng, bất động sản, chế biến.

Giai đoạn trước đây, lượng cung tiền luôn lớn hơn tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, năm 2015 chứng kiến sự đảo chiều, tức là lượng cung tiền bắt đầu nhỏ hơn so với tăng trưởng tín dụng. Hệ quả là sẽ dẫn tới các áp lực lạm phát trong tương lai gần. Một khi lạm phát gia tăng, lãi suất khó có thể không tăng theo trong năm 2016. Trong khi số nợ xấu còn tồn tại chưa được VAMC xử lý là hơn 140.000 tỉ đồng và con số nợ xấu ngoại bản và trên mục tài sản khác của hệ thống ngân hàng còn cao thì VAMC tiếp tục phải bung tiền xử lý dứt điểm số nợ xấu này theo kế hoạch. Nghĩa là lãi suất cho vay sẽ khó giảm xuống.

Nguồn : nhipcaudautu.vn
Thị trường chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen do nhà đầu tư đón nhận nhiều thông tin tốt xấu đan xen.
 

 TTCK Mỹ đi ngang: Trong phiên giao dịch ngày 10/11, thị trường chứng khoán Mỹ tăng giảm trái chiều trong biên độ hẹp do nhà đầu tư chờ đợi thêm thông tin để xem xét khả năng Fed có thể tăng lãi suất vào tháng tới hay không. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,16% lên 17.758,21 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,15% lên 2.081,72 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,24% xuống 5.083,25 điểm.

TTCK châu Âu tăng nhẹ: Trong phiên giao dịch ngày 10/11, thị trường chứng khoán châu Âu biến động trong biên độ hẹp do nhà đầu tư xem xét ảnh hưởng của việc suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sau báo cáo lạm phát thấp hơn dự báo trong bối cảnh kinh tế Mỹ có những dấu hiệu phục hồi vững chắc. Chỉ số Stoxx Europe 600 của khu vực eurozone tăng 0,1% lên 376,27 điểm tại London. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,32% xuống 6.275,28 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 0,16% lên 10.832,52 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,02%, chốt tại 4.912,16 điểm.

TTCK châu Á tiếp tục mất điểm: Ngày 10/11, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục mất điểm sau khi Trung Quốc cho biết lạm phát tháng 10 của nước này chỉ tăng 1,3%, thấp hơn mức dự báo trung bình 1,5% của các chuyên gia kinh tế - một tín hiệu cho thấy có thể kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng. Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 0,74% lên 132,75 điểm tại Hong Kong. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,15% lên 19.671,26 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,43% xuống 22.401,7 điểm. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,19% xuống 3.833,24 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng nhẹ: Ngày 10/11, giá vàng giao tháng 12/2015 trên sàn Comex của New York, Mỹ tăng 40 cent lên 1.088,50 USD/ounce dù USD tăng 0,5% so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ, lập đỉnh mới trong 7 tháng qua trước viễn cảnh Fed nâng lãi suất vào tháng 12 tới.

Giá dầu thô tăng trở lại sau 4 phiên giảm: Ngày 10/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2015 tại thị trường New York, Mỹ tăng 25 cent, tương đương 0,5%, lên 47,44 USD/thùng do đồn đoán sản lượng dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm bất chấp cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng quyết định tiếp tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục của OPEC có thể khiến giá dầu vẫn ở mức thấp cho đến hết thập kỷ.

Nguồn : Bloomberg, Thomson-Reuters, AP, Dow Jones, Yahoo Finance, Google Finance
Ngay sau khi có thông tin lượng margin tại một công ty chứng khoán có thị phần nhất nhì thị trường đã lên gần mức cao nhất trong năm, thị trường đã lập tức chững lại đà tăng và bắt đầu điều chỉnh với mức độ lớn dần.
 

 Nhiều cổ phiếu bắt đầu tạo đỉnh một cách rõ rệt và nếu nhìn vào biểu đồ phân tích kỹ thuật của các cổ phiếu, mức điều chỉnh sẽ còn tiếp tục.

Nhìn lại quá trình tăng điểm trước đó của thị trường nhờ cú hích TPP, đặc điểm tăng là bắt đầu từ các cổ phiếu được hưởng lợi từ TPP, sau đó dòng tiền chảy sang các cổ phiếu bất động sản và tiếp theo là các cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Như vậy, không có việc thị trường tăng ào ạt và dòng tiền luân phiên chạy vào các nhóm cổ phiếu. Dường như không có nhiều tiền gửi từ ngân hàng chảy sang chứng khoán hay các nhà đầu tư mở thêm tài khoản.

Cơ hội của đợt tăng giá vừa qua dành cho các nhà đầu tư bám sàn và dòng tiền cũ luôn chực chờ trên thị trường. Chính vì thế, thị trường tỏ ra rất nhạy cảm với tỷ lệ margin. Bởi khi không có dòng tiền mới, tỷ lệ margin là thước đo mức độ rủi ro của thị trường.

Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào một đợt tăng giá của thị trường trong quý IV, tuy nhiên điều đó không dễ dàng khi việc Fed tăng lãi suất vẫn treo lơ lửng phía trước và giá nhiều cổ phiếu sau đợt tăng vừa qua đã không còn rẻ.

Chỉ có một vài cổ phiếu đang được định giá rẻ vì những lý do riêng. Chẳng hạn, cổ phiếu HPG với lợi nhuận cực tốt, đang giao dịch ở P/E là 6 lần do nỗi lo sợ của nhà đầu tư về cạnh tranh đến từ thị trường Trung Quốc lấn át kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hay REE cũng đang giao dịch ở mức định giá thấp bởi ẩn số về kết quả kinh doanh do ảnh hưởng từ các doanh nghiệp liên kết ngành điện. Những doanh nghiệp định giá thấp như vậy trên thị trường không cón nhiều, ít nhất là xét trên những thông tin đã được công khai.

Một yếu tố khách quan là thị trường chứng khoán đang và sẽ còn bị cạnh tranh thu hút vốn bởi thị trường bất động sản, khi phân khúc thị trường căn hộ trung và cao cấp đang tiếp tục sôi động với các dự án liên tục được mở bán, số lượng chào bán thành công đạt tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, người dân tuy ít để tâm hơn đến vàng nhưng đặc biệt quan tâm đến ngoại tệ và bất động sản nhằm ứng phó với khả năng VND mất giá khi Fed tăng lãi suất.

 Với tâm lý thị trường hiện nay, chắc chắn các nhà đầu tư đã chốt lời hay chờ tham gia thị trường sẽ chưa mua vào ở thời điểm này, mà chờ đợi giá cổ phiếu rơi về điểm tích lũy. Đó chính là lý do thị trường vẫn đứng trước nguy cơ điều chỉnh. Tiền rút ra khỏi thị trường nhỉnh hơn tiền vào.

Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm tài chính nhưng nhiều khả năng thị trường sẽ phải chờ đợi lâu hơn để chứng kiến một sóng tăng. Rất có thể đó là thời điểm quý I/2016 khi nhà đầu tư vừa định giá được cổ phiếu theo kế hoạch năm mới vừa được hưởng lợi tức năm nay khi trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Đó cũng là thời điểm tỷ giá điều chỉnh đã rõ ràng hơn và đã phản ánh vào thị trường. Thị trường hiện tại đang tìm lại điểm tích lũy.

Nguồn : Tin nhanh chứng khoán
Mặc dù có các thông tin vĩ mô tích cực về kế hoạch kinh tế xã hội 2016 được Quốc hội thông qua nhưng cũng không có tác động nhiều đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng. Phiên 11/11, thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm, VN-Index có thể sẽ test lại ngưỡng hỗ trợ 600-603 điểm.
 

 Trạng thái điều chỉnh giảm vẫn tiếp diễn (CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)

Mốc hỗ trợ tâm lý 610 điểm của VN-Index đã chính thức bị xuyên thủng sau liên tiếp 3 phiên điều chỉnh của thị trường. Áp lực bán giá thấp thoát hàng được kích hoạt do tâm lý thận trọng đang quay trở lại.

Những thông tin về việc số dư margin của các công ty chứng khoán đang ở mức cao kết hợp với những lo ngại về việc căng thẳng trên thị trường ngoại hối đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại khi tỷ giá liên tục tăng mạnh từ ngày 5/11 sau nhiều phiên giao dịch trong biên độ hẹp đã khiến dòng tiền của khối ngoại lẫn nhà đầu tư trong nước có xu hướng thận trọng hơn.

Xác xuất FED nâng lãi suất trong cuộc họp cuối cùng của năm 2015 tới đây tăng cao cũng khiến thị trường chứng khoán toàn cầu bị ảnh hưởng tiêu cực. Nỗi lo dòng vốn đầu tư tại các nước mới nổi bị rút ồ ạt khiến tài sản tại các thị trường này giảm mạnh. Trạng thái điều chỉnh giảm điểm do vậy sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên tới.

VN-Index mất mốc hỗ trợ 610 điểm trong ngắn hạn và đang hướng tới mốc hỗ trợ thấp hơn tại 600 điểm trong bối cảnh các rủi ro từ bên ngoài đang lớn dần. Xu hướng tăng điểm ngắn hạn vẫn chưa bị phá vỡ, tuy vậy xung lực tăng đang giảm rõ rệt. Nhà đầu tư tham gia thị trường trong giai đoạn hiện tại do vậy nên giữ thái độ thận trọng. Các phiên hồi phục của thị trường là cơ hội tốt để cân bằng lại danh mục.

Tiếp tục điều chỉnh và cân bằng khi VN-Index về ngưỡng 595-600 (CTCK BIDV - BSC)  

Quá trình giằng co, cân bằng sau đợt thông tin về kết quả kinh doanh quý III vừa qua sẽ vẫn tiếp diễn. Thị trường nhiều khả năng tiếp tục điều chỉnh và cân bằng cho tới khi VN-Index nằm trong ngưỡng 595-600 điểm. Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu hợp lý, chốt lãi các cổ phiếu tại các phiên tăng điểm, đồng thời có thể mạo hiểm mở lại vị thế ở những phiên giảm.

VN-Index có thể sẽ test lại ngưỡng hỗ trợ 600-603 (CTCK Maritime – MSI)

Mặc dù có các thông tin vĩ mô tích cực về kế hoạch kinh tế xã hội 2016 được Quốc hội thông qua nhưng cũng không có tác động nhiều đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng.

Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, đường MACD đã cắt xuống dưới đường tín hiệu, các chỉ báo như RSI, MFI cũng cho thấy xu hướng điều chỉnh trong ngắn hạn của thị trường. Phiên 11/11, thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm, VN-Index có thể sẽ test lại ngưỡng hỗ trợ 600-603 điểm. Nhà đầu tư nên thận trọng với các quyết định trading T+. Đối với nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu 2-3 tháng có thể lựa chọn các cổ phiếu tốt, có dòng tiền hỗ trợ và giải ngân với tỷ lệ thấp trong các phiên giảm điểm.

Nên đứng ngoài thị trường (CTCK FPT - FPTS)

Khi mà chỉ số đang dao động ở vùng giá cao nhưng động lực tăng giá không rõ ràng thì tâm lý của các nhà đầu tư sẽ dễ dàng chuyển sang trạng thái bi quan và áp lực bán tháo sẽ đẩy thị trường dễ dàng xuyên phá các mốc hỗ trợ dưới.

Dựa trên những dấu hiệu dự báo xu hướng thì kỳ vọng lợi nhuận ngắn hạn đang phải đánh đổi với mức rủi ro rất cao. Theo đó, nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục được khuyến nghị đứng ngoài thị trường và hạn chế các giao dịch mua mới nhằm chờ đợi điểm mua mới phù hợp hơn với bối cảnh thị trường chung. Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng các nhịp hồi trong phiên để cơ cấu, nâng dần tỷ trọng tiền mặt trên tổng tài sản.

615-604, vùng thử thách đáng lưu ý (CTCK Maybank Kim Eng - MBKE)

Xu hướng ngắn hạn của thị trường tiếp tục là tăng. Dù vậy, khu vực từ 615-604 điểm của chỉ số VN-Index vẫn là thử thách đáng lưu ý. Do xu hướng tăng chưa thay đổi, Nhà đầu tư vẫn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao hơn tiền mặt và áp dụng chiến thuật “để lãi chạy” nhưng nên bắt đầu hạn chế mở các vị thế mới.

Nguồn : Tin nhanh chứng khoán
LỊCH SỰ KIỆN - TIN DOANH NGHIỆP
 

 

MÃ CK

NGÀY GDKHQ

TỈ LỆ

GIÁ TC

 

GIÁ KHÓP

THAY ĐỔI

CT3

30/10/2015

15.5%

14

 

14 (0)

0%

LBM

02/11/2015

15%

21.5

 

21.5 (0)

0%

CII

03/11/2015

8%

24.2

 

24.2 (0)

0%

HAR

03/11/2015

100/2.3

6.5

 

6.7 (0.2)

3.1%

LHC

03/11/2015

20%

47.5

 

47.6 (0.1)

0.2%

MTH

03/11/2015

10/8
Giá 10,000

24.8

 

24.8 (0)

0%

STK

03/11/2015

10/1

36.3

 

36.3 (0)

0%

VC3

03/11/2015

2/3

59.6

 

60.7 (1.1)

1.8%

VTV

03/11/2015

5%

19.3

 

19.2 (-0.1)

-0.5%

VTV

03/11/2015

3/1

19.3

 

19.2 (-0.1)

-0.5%

 

Nguồn : cophieu68.vn
LỊCH SỰ KIỆN - TIN DOANH NGHIỆP
 

 

MÃ CK

NGÀY GDKHQ

TỈ LỆ

GIÁ TC

 

GIÁ KHÓP

THAY ĐỔI

PGD

26/10/2015

10%

43.2

 

43.9 (0.7)

1.6%

TMC

26/10/2015

6%

12.5

 

12.5 (0)

0%

TNM

27/10/2015

2%

2.8

 

2.9 (0.1)

3.6%

ABT

28/10/2015

15%

53.5

 

53 (-0.5)

-0.9%

C47

28/10/2015

18%

16.8

 

16.5 (-0.3)

-1.8%

FMC

28/10/2015

35%

31

 

30 (-1)

-3.2%

KDH

28/10/2015

8%

22.2

 

22 (-0.2)

-0.9%

KDH

28/10/2015

10/4
Giá 14,000

22.2

 

22 (-0.2)

-0.9%

PAN

28/10/2015

10%

36.7

 

37.3 (0.6)

1.6%

PAN

28/10/2015

5/1
Giá 10,000

36.7

 

37.3 (0.6)

1.6%

 

Nguồn : cophieu68.vn
Theo VEPR, khi TPP được ký kết có thể khiến dòng vốn nóng có thể tăng mạnh vào thị trường nội địa và gây áp lực tăng lên tiền đồng.
 

 

Theo phân tích mới nhất của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nguy cơ sau khi TPP được các nước thành viên thông qua chính thức, dòng vốn nóng có thể tăng mạnh vào thị trường nội địa và gây áp lực tăng lên tiền đồng và thu hẹp sản xuất xuất khẩu trong thời gian tới.

Cụ thể: Việc đồng CNY phá giá ngày 11/8 đã châm ngòi cho những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Chung phản ứng với các nước trong khu vực, Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh mạnh giá trị đồng nội tệ, tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và nới biên độ giao dịch từ ±1% lên mức ±3%.

Mặc dù đã vượt mức biên độ điều chỉnh 2% cam kết trong năm 2015, giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ so với USD vẫn cao hơn đáng kể so với kỳ vọng thị trường. Cầu USD tăng mạnh khiến NHNN phải cung ứng một lượng lớn ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối, đồng thời áp dụng các biện pháp xiết chặt việc mua ngoại tệ. Cùng với đó, Thông tư 15/2015/TT-NHNN chỉ cho phép các nhà nhập khẩu được mua ngoại tệ giao ngay 2 ngày trước thời điểm thanh toán. Quy định này cùng với việc giảm lãi suất tiền gửi USD tuy có tác động nhất định làm giảm một phần đầu cơ ngoại tệ, VEPR cho rằng cần thiết lập một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt và hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy việc tiếp tục cam kết cứng không điều chỉnh tỷ giá đến đầu năm 2016 đã không định hướng được những kỳ vọng của thị trường sau sự kiện 11/8.

Môi trường quốc tế được dự báo sẽ ổn định trong một hoặc hai quý tiếp theo khi triển vọng thắt chặt tiền tệ của FED đã được phản ánh vào giá trị của đồng USD, chỉ số USD index có thể đã lên mức đỉnh vào Quý 2/2015 và diễn biến theo xu hướng ổn định trong thời gian tới. Trung Quốc cũng đã hoàn tất phần lớn quá trình điều chỉnh giá trị đồng CNY và có nhiều động lực giữ ổn định tỷ giá danh nghĩa đồng CNY.

Mặc dù vậy, VEPR lưu ý về nguy cơ sau khi đàm phán TPP hoàn tất và nhiều khả năng sẽ được các nước thành viên thông qua chính thức, dòng vốn nóng có thể tăng mạnh vào thị trường nội địa và gây áp lực tăng lên tiền đồng và thu hẹp sản xuất xuất khẩu trong thời gian tới.

Đặc biệt, VEPR còn lưu ý, Việt Nam đang nằm ở vị thế trái ngược với các thị trường mới nổi khác trong khu vực vốn đang đối mặt với dòng vốn nóng rút ra. Do nền tảng vĩ mô kém, Việt Nam hầu như đã đứng ngoài dòng vốn nóng quy mô lớn chảy vào của các quốc gia trong khu vực giai đoạn 2010-2013. Giá tài sản ở Việt Nam ít tăng giá giai đoạn sau giai đoạn khủng hoảng, do đó có thể trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư ngắn hạn nước ngoài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn : vov.vn
LỊCH SỰ KIỆN - TIN DOANH NGHIỆP
 

 

MÃ CK

NGÀY GDKHQ

TỈ LỆ

GIÁ TC

 

GIÁ KHÓP

THAY ĐỔI

DHC

20/10/2015

10%

25.1

 

25.4 (0.3)

1.2%

HCC

20/10/2015

20%

27.7

 

29 (1.3)

4.7%

HMH

22/10/2015

8%

20.8

 

20.6 (-0.2)

-1.0%

HMH

22/10/2015

100/15

20.8

 

20.6 (-0.2)

-1.0%

HMH

22/10/2015

100/12
Giá 15,000

20.8

 

20.6 (-0.2)

-1.0%

PXI

22/10/2015

10%

7.9

 

7.8 (-0.1)

-1.3%

TNY

22/10/2015

15%

13

 

11.1 (-1.9)

-14.6%

VSH

22/10/2015

5%

15

 

15 (0)

0%

XMC

22/10/2015

2/1

5.9

 

5.9 (0)

0%

CNC

23/10/2015

20%

26.1

 

26.1 (0)

0%

 

Nguồn : cophieu68.vn
CONTACT US
Phone